RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
Rối loạn phổ tự kỉ là gì ?
Ngay từ những năm 1977,những ghi chép và mô tả về rối loạn phổ tự kỉ đã được ghi lại bởi bác sĩ người Pháp Jean Marc Itard,với những biểu hiện như : Hạn chế trong việc hiểu và biểu đạt ngôn ngữ có lời cũng như không lời,khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội kém,các hành vi đáp ứng môi trường xung quanh không thích hợp với tình huống xã hội. Như vậy,những ý niệm về rối loạn phổ tự kỉ đã có từ rất sớm.
Tuy nhiên,khái niệm ‘’tự kỉ’’ chính thức được Kanner đưa ra năm 1943 với nội dung Tự kỉ là sự rút lui cực đoan của một số trẻ em từ lúc mới bắt đầu cuộc sống. Triệu chứng đặc biệt của bệnh là những trẻ này không có khả năng thiết lập các mối quan hệ bình thường với những người khác và hành động một cách bình thường với các tình huống từ lúc chúng bắt đầu cuộc sống.
Hiện nay, có khá nhiều khái niệm về rối loạn phổ tự kỉ nhưng khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất là khái niệm của Liên hợp quốc đưa ra vào năm 2008 :
‘‘Rối loạn phổ tự kỉ là một loại khuyết tật phát triển tồn tại suốt đời,thường được thể hiện ra ngoài trong ba năm đầu đời. Rối loạn phổ tự kỉ là do một rối loạn thần kinh ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của bộ não gây nên,ảnh hưởng tới trẻ em và người lớn ở nhiều quốc gia không phân biệt giới tính,chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế – xã hội. Đặc điểm của nó là sự khó khăn trong tương tác xã hội,các vấn đề về giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói và có các hành vi,sở thích và hoạt động hạn hẹp,lặp đi lặp lại.
Các khái niệm có khác nhau nhưng đều thống nhất ở các nội dung cốt lõi của khái niệm rối loạn phổ tự kỉ : Rối loạn phổ tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển,được đặc trưng bởi hai khiếm khuyết chính về giao tiếp xã hội và có hành vi,sở thích định hình lặp lại.
Mặc dù rối loạn phổ tự kỉ có những đặc điểm chung,nhưng phạm vi,mức độ nặng,khởi phát và tiến triển của các triệu chứng có khác nhau. Tùy theo nhu cầu cần hỗ trợ của trẻ,rối loạn phổ tự kỉ thường được chia làm ba mức độ chính như sau (Diagnostic and statiscal Manual ò Mentol Disorders-5)
Bảng 1 : Phân loại mức độ hỗ trợ rối loạn phổ tự kỉ theo DSM-5
Mức độ | Giao tiếp xã hội | Hành vi bị rối loạn và lặp lại |
Mức độ 3
‘‘Cần rất nhiều sự hỗ trợ” |
Sự suy yếu nghiêm trọng trong giao tiếp có lời và không lời gây ra suy yếu nghiêm trọng trong chức năng sống hàng ngày,sự khởi đầu tương tác xã hội rất hạn chế và sự đáp ứng tối thiểu việc chủ động tương tác từ người khác. Ví dụ,một người chỉ có một vài từ có thể hiểu được hiếm khi khởi đầu một sự tương tác nào và có cách tiếp cận bất thường chỉ để có được những cái mình cần và chỉ đáp ứng với những tiếp cận xã hội rất trực diện. | Sự thiếu linh hoạt của hành vi, vô cùng khó khăn khi phải ứng phó với sự thay đổi hoặc những hành vi giới hạn/ lặp lại ảnh hưởng một cách rõ rệt đến chức năng sống trong tất cả các lĩnh vực. Rất khổ sở/ khó khăn khi phải thay đổi sự tập trung hay hành động. |
Mức độ 2
‘‘Cần nhiều sự hỗ trợ” |
Những suy yếu rõ rệt trong giao tiếp xã hội có lời và không lời,suy yếu xã hội vẫn rõ ràng ngay cả khi có hỗ trợ,hạn chế khởi đầu tương tác xã hội,đáp ứng giảm hoặc bất thường với sự chủ động tương tác từ người khác.Ví dụ,một người rối loạn phổ tự kỉ nói những câu đơn giản,tương tác bị giới hạn và bị hạn hẹp ở những sở thích đặc biệt có cách giao tiếp không lời lạ lùng. | Sự thiếu linh hoạt của hành vi,khó khăn trong việc ứng phó với sự thay đổi hoặc những hành vi bị giới hạn/lặp lại khác xuất hiện đủ thường xuyên để trở nên rõ ràng và có thể nhận biết được bởi nhiều người. |
Mức độ 1
‘‘Cần sự hỗ trợ” |
Nếu không có hỗ trợ,những suy yếu trong giao tiếp xã hội gây ra những suy yếu rõ ràng. Khó khăn trong khởi đầu tương tác xã hội và những ví dụ rõ ràng về những phản ứng không bình thường hoặc không thành công đối với những sự chủ động tương tác từ người khác. Có thể giảm hứng thú trong tương tác xã hội. Ví dụ một người có thể nói câu đầy đủ và tham gia vào cuộc hội thoại nhưng lại thất bại trong nói chuyện qua lại với người khác,cách kết bạn với người khác thường lạ lùng và không thành công | Sự thiếu linh hoạt trong hành vi gây ra những sự gây nhiễu. |
Trích dẫn tài liệu‘‘Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em Tự kỷ tại Việt Nam’’