CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

SỰ TIN CẬY CỦA CÁC CHẨN ĐOÁN RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

 Chẩn đoán là sự xác định được rối loạn (hay ‘‘bệnh’’ theo cách gọi của y tế) hay vấn đề đang gây ra các triệu chứng ở một người.

Trong khi sàng lọc, có thể được thực hiện bởi bất cứ ai quan tâm, với sự đào tạo tối thiểu, người làm chẩn đoán cần đào tạo đúng chuyên ngành, đúng cách và mất thời gian.

Tại Hoa Kỳ, ba nhóm chuyên gia có thể thực hiện chẩn đoán rối loạn phổ tự kỉ:

  • Bác sĩ chuyên khoa về phát triển trẻ em.
  • Bác sĩ thần kinh trẻ em
  • Chuyên viên tâm lý trẻ em hay Bác sĩ tâm thần trẻ em.

Một chuyên viên tâm lý trẻ em trong loại (3)có thể được đào tạo từ nhiều ngành, chẳng hạn, Chuyên viên tâm lý trẻ em(Child Psychotherapist), Chuyên viên tâm lý lâm sàng trẻ em (Clinical Child Psychologist) và Chuyên viên tâm lý học đường (School Psychologist)

Tại Việt Nam hiện nay, việc chẩn đoán còn nhiều sai sót và thiếu đồng bộ. Tại các cơ sở y tế,còn thiếu trang thiết bị, bộ công cụ chưa được chuẩn hóa, thời gian đánh giá trên một trẻ không nhiều do đặc thù ngành, các nhà chuyên môn có khi còn thiếu kinh nghiệm nhưng phải làm việc với những trường hợp khó và phức tạp. tại các cơ sở tư nhân, bất cứ ai cũng có thể đưa ra kết quả chẩn đoán, chưa có một quy trình chuẩn và được kiểm soát chặt chẽ. Ví dụ, các giáo viên không có chức năng chẩn đoán các vấn đề bệnh lý hay phát triển cũng đưa ra những kết luận sai lệch hay đưa ra lời khuyên về uống thuốc cho trẻ, các lượng giá về chẩn đoán và lượng giá phát triển được thực hiện một cách nhanh chóng trong một thời gian ngắn và theo cách thức máy móc, có khi dùng sai cả công cụ. Ví dụ,có nơi vẫn dùng thang Denver-2 để đánh giá phát triển và kết luận luôn là trẻ chậm phát triển dựa vào kết quả của Denver-2, trong khi đó thang Denver-2 chỉ là thang sàng lọc xem trẻ có nguy cơ chậm phát triển hay không, không phải là thang lượng giá chính thức và Denver-2 cũng được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ(Centers for Disease Control and Prevention – CDC) khuyến cáo là không nên sử dụng sữa vì độ chuyên biệt và độ nhạy bén của thang này. Việc ghi chép các vấn đề sau khi lượng giá thường sơ sài, chỉ dựa vào hỏi phụ huynh đơn giản hay quan sat chủ quan không theo các tiêu chí và các định nghĩa đã được giới chuyên môn khoa học chấp nhận rộng rãi. Chính điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến việc định hướng, can thiệp cho trẻ và tư vấn cho cha mẹ.

Những lưu ý để có thể lựa chọn cơ sở chẩn đoán đáng tin cậy:

  • Có quy trình đánh giá rõ ràng
  • Có sử dụng các trắc nghiệm bộ công cụ phù hợp
  • Có phỏng vấn khai thác thông tin từ phụ huynh
  • Có tương tác trực tiếp với trẻ dựa trên trắc nghiệm/bộ công cụ đánh giá.
  • Có báo cáo cụ thể về quá trình đánh giá.
  • Người đánh giá phải được đào tạo bài bản(bằng cấp rõ ràng),đã có kinh nghiệm làm việc với trẻ em rối loạn phổ tự kỉ.

Sau khi có kết quả chẩn đoán đáng tin cậy,cha mẹ hãy liên hệ với các cơ sở để CAN THIỆP SỚM, tranh thủ thời gian vàng trong sự phát triển của con. Trích dẫn tài liệu‘‘Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em Tự kỷ tại Việt Nam’’

 MẦM NON CHUYÊN BIỆT BAN MAI

CS1: Số 200 đường Đinh Công Tráng – TDP Lê Lợi – P. Châu Sơn -TP. Phủ Lý – TỈnh Hà Nam (Cạnh chợ Do Nha và cổng KCN Châu Sơn)

CS2: Quốc Lộ 1A địa phận thôn Phúc Nhị -Xã Thanh Phong – huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam (Đối dện đường vào trường cấp 2 Thanh Phong hoặc gara ô tô Hoàng Hiệp)

ĐT: 09716 726 188 – 0226 3510068                               Email: banmai.special@gmail.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan