DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ

                       DẤU HIỆU NHẬN BIẾT RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ         

Dấu hiệu nhận biết phổ tự kỉ là không giống nhau ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên dựa trên các dấu hiệu cơ bản ở các giai đoạn phát triển giúp ta theo dõi biểu hiện hành vi của trẻ. Các dấu hiệu nhận biết trẻ em rối loạn phổ tự kỉ được chia làm hai giai đoạn (1) Giai đoạn trẻ nhỏ và (2) Giai đoạn trưởng thành. Ở mỗi giai đoạn khác nhau của sự phát triển,các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỉ được bộc lộ khác nhau.

  1. Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỉ ở giai đoạn trẻ nhỏ

Ở giai đoạn trẻ nhỏ,các biểu hiện của rối loạn phổ tự kỉ được chia làm các mốc phát triển của trẻ: mới sinh đến 6 tháng tuổi,từ 6 đến 24 tháng tuổi;từ 2 đến 3 tuổi và từ 4 đến 5 tuổi. Các dấu hiệu được thể hiện ở bảng sau:

Giai đoạn Dấu hiệu cụ thể
Mới sinh đến 6 tháng tuổi –       Dễ la hét,cáu giận

–       Không với lấy đồ vật khi đưa trước mặt trẻ

–       Không có những âm thanh bi bô

–       Thiếu nụ cười giao tiếp

–       Thiếu giao tiếp bằng mắt

–       Không có phản ứng khi được kích thích

–       Phát triển vận động cơ thể bình thường

Từ 6 đến 24 tháng –       Không thích âu yếm,cơ thể có thể mềm yếu hay cứng nhắc khi được ôm

–       Không thân thiện với cha mẹ

–       Gọi tên hầu như không phản ứng đáp lại

–       Không chơi các trò chơi xã hội đơn giản(ú òa.bye bye)

–       Chưa có dấu hiệu ngôn ngữ

–       Dường như không quan tâm đến các đồ chơi của trẻ em

–       Thích ngắm nhìn các bàn tay của mình

–       Không nhai hoặc không chấp nhận những thức ăn cứng

–       Thích đi kiễng chân-đi bằng 5 đầu ngón chân

–       Thường phát ra các âm thanh vô nghĩa

Từ 2 đến 3 tuổi –       Thích chơi một mình, không kết bạn ,tránh giao tiếp

–       Không nói được từ có 2 tiếng trở lên khi đã 2 tuổi

–       Thích xem sách,tạp trí,các nhãn mác và logo quảng cáo

–       Coi người khác như công cụ-kéo tay người khác khi muốn yêu cầu

–       Chưa biết dùng ngón trỏ để chỉ điều trẻ muốn

–       Sử dụng đồ chơi không thích hợp

–       Không có nỗi sợ giống trẻ bình thường,đồng thời có những hoảng sợ một cách vô cớ

–       Không hợp tác với sự chỉ dẫn,dạy bảo của người lớn

–       Không biết gật đầu đồng ý và lắc đầu khi không đồng ý

–       Tránh giao tiếp bằng mắt,không nhìn thẳng vào người đối diện

–       Không đoán biết được những nguy hiểm

–       Thích ngửi hay liếm đồ vật

–       Thích chạy vòng vòng,xoay vòng vòng và quay các loại bánh xe

–       Ngưng nói ở bất cứ tuổi nào,dù trước đó đã biết nói.

Từ 4 đến 5 tuổi –       Trẻ bị chậm, nói nếu có ngôn ngữ phát triển,có thể có chứng nhại lời(lặp lại theo kiểu học vẹt những gì người khác nói)

–       Có vẻ rất nhớ đường đi và địa điểm

–       Thích các con số và thích đọc tiếng nước ngoài

–       Rất tốt khi thao tác các sản phẩm điện tử

–       Thích nhìn nghiêng hay liếc mắt khi ngắm nghía đồ vật

–       Không biết chơi tưởng tượng,chơi giả vờ,chơi đóng vai

–       Giọng nói kì cục(chẳng hạn như cách nói nhấn giọng hay đơn điệu)

–       Rất khó chịu khi thay đổi thói quen hàng ngày

–       Giao tiếp mắt vẫn còn hạn chế,dù có thể đã có một số cải thiện

–       Tương tác với người khác đã gia tăng nhưng vẫn còn hạn chế

–       Các cơn giận và sự gây hấn vẫn tồn tại nhưng có thể dần dần cải thiện

–       Tự làm tổn thương mình

–       Tự kích động

  1. Các dấu hiệu rối loạn phổ tự kỉ tuổi trưởng thành

Do tính chất yêu cầu về hành vi xã hội khác nhau,nên ở giai đoạn trưởng thành các dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỉ được chia thành các lĩnh vực như: trong các mối quan hệ,trong công việc và giao tiếp;trong hành vi.

Bảng 3: Dấu hiệu rối loạn phổ tự kỉ tuổi trưởng thành

Lĩnh vực Các dấu hiệu cụ thể
Trong các mối quan hệ –       Gặp các vấn đề trong phát triển các kĩ năng phát triển giao tiếp,nét mặt thiếu biểu cảm và tư thế cơ thể không tự nhiên

–       Không thể thiết lập tình bạn với người cùng trang lứa

–       Gặp khó khăn trong việc quan tâm,chia sẻ,hưởng thụ thành quả với người khác

–       Thiếu sự đồng cảm: những người rối loạn phổ tự kỉ có thể gặp khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác,chẳng hạn như đau hoặc buồn rầu.

Trong công việc và giao tiếp –       Tiếp thu chậm ,học tập kém,ít nói chuyện

–       Khoc tiến hành các bước để bắt đầu một cuộc trò chuyện,những người rối loạn phổ tự kỉ khó khăn để tiếp thu một cuộc trò chuyện,sau khi đã bắt đầu

–       Rập khuôn và lặp đi lặp lại việc sử dụng ngôn ngữ. Những người rối loạn phổ tự kỉ thường lặp lại hơn một lần một từ hoặc cụm từ mà họ đã nghe nói trước đây

–       Họ gặp khó khăn để có thể hiểu hết được ý nghĩa các câu nói  ẩn ý của người khác. Ví dụ,một người rối loạn phổ tự kỉ có thể không hiểu rằng ai đó đang muốn tỏ ra vui vẻ hài hước

Trong hành vi –       Người rối loạn phổ tự kỉ thường chỉ tập trung vào một bộ phận cụ thể của các món đồ quen thuộc,chẳng hạn như bánh xe trên một chiếc xe,thay vì toàn bộ

–       Sự lo lắng về một chủ đề nhất định. Ví dụ,người lớn có thể bị hút bởi trò chơi điện tử,kinh doanh thẻ,hoặc tấm giấy phép

–       Rập khuôn hành vi

(Trích dẫn tài liệu‘‘Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em Tự kỷ tại Việt Nam’’)

MẦM NON CHUYÊN BIỆT BAN MAI

CS1: Số 200 đường Đinh Công Tráng – TDP Lê Lợi – P. Châu Sơn -TP. Phủ Lý – TỈnh Hà Nam (Cạnh chợ Do Nha và cổng KCN Châu Sơn)

CS2: Quốc Lộ 1A địa phận thôn Phúc Nhị -Xã Thanh Phong – huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam (Đối dện đường vào trường cấp 2 Thanh Phong hoặc gara ô tô Hoàng Hiệp)

ĐT: 09716 726 188 – 0226 3510068                               Email: banmai.special@gmail.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan