Rối loạn cảm giác ở trẻ tự kỷ

Các giác quan là nền tảng cơ bản cho sự phát triển. rối loạn xử lý giác quan sẽ ảnh hưởng đến nhiều mặt phát triển. Đây là khó khăn phổ biến của nhóm trẻ em rối loạn phổ tự kỉ. Dưới đây là phần mô tả những khó khăn đối với từng loại cảm giác cụ thể:

Loại cảm giác Ảnh hưởng Ngưỡng cảm giác Trường hợp ví dụ
Hệ tiền đình Gặp khó khăn trong việc sắp đặt thông tin về cử động,sự thăng bằng,ý niệm về không gian và trọng lực Ít nhạy cảm: thường xuyên lắc lư,đi tới đi lui,xoay tròn

Qúa nhạy cảm:gặp khó khăn với những sinh hoạt khó di chuyển như chơi thể thao,khó mà dừng hoạt động ngay hoặc ngừng trong lúc có sinh hoạt,dễ bị say khi ngồi xe hơi,khó khăn với sinh hoạt nào mà đầu không ở vị trí thẳng đứng.

M thường xuyên đi tới đi lui,đặc biệt trong một phòng rộng hay khi không có việc gì để làm. Khi bước vào lớp,M cũng sẽ đi tới đi lui cho tới khi cô giáo nhắc ngồi vào chỗ.
Cảm giác bản thể Khó khăn trong việc kiểm soát hoặc theo dõi cử động tinh tế và cử động tổng quát nên dẫn tới sự vụng về và hay bực bội Ít nhạy cảm: đứng quá gần người khác,không hiểu khoảng cách tối thiểu giữa hai cơ thể,đi lại không khéo léo,không biết tránh chướng ngại vật,đâm sầm vào người khác

Qúa nhạy cảm:khó khăn với các cử động tinh tế,xoay sở với vật nhỏ(cài cúc áo,nhặt cây kim)khó khăn với việc di chuyển thân hình để nhìn một vật gì đó.

Q vụng về trong cả vận động thô và vận động tinh. Khi chơi các môn thể thao như chạy tiếp sức,đá bóng,Q thỉnh thoảng bị ngã. Em cũng lóng ngóng với các hoạt động yêu cầu sự tinh tế như cài cúc áo,tra khóa áo,..
Xúc giác Khó cảm nhận về áp lực lên cơ thể,cử động,nhiệt độ,sự rung động và cảm giác đau đớn Ít nhạy cảm:cầm khư khư đồ vật,chịu đau giỏi,chịu nhiệt độ rất cao hoặc rất thấp,tự xâm hại bản thân,bóc da,cắn móng tay,gãi mụn đến chảy máu,thích có vật nặng đè lên người.

Qúa nhạy cảm:Sờ chạm có thể gây đau đớn,không thoải mái,hay rụt lại khi có cử chỉ bày tỏ sự quý mến như ôm,hôn,không thích có bất cứ thứ gì trên tay và chân,khó khăn với việc gội và chải đầu,chỉ thích vài loại vải và chất liệu

T có thói quen bóc da. Khi trên tay có vết thương lên da non em thường bóc đến chảy máu. Cứ lên da non T lại bóc. Vết thương của em thường xuyên trong tình trạng chảy máu.
Thị giác Khó tham gia những sinh hoạt nào đòi hỏi sự phối hợp tay mắt như chơi bóng rổ,bóng bàn,phi tiêu..bị choáng ngợp do người và vật chuyển động xung quanh mình. Ít nhạy cảm:có thể thấy vật sậm màu hơn,hình dạng không rõ đường nét hóa mờ,nhìn bằng khóe mắt vì thị giác ngay giữa mắt bị mờ,một số em nói nhìn vật ở giữa mắt bị phóng đại,vật nhìn từ khóe mắt bị mờ,khó nhận ra chiều sâu,cảm giác xa-gần,có vấn đề với việc bắt ném,vụng về phối hợp tay mắt.

Qúa nhạy cảm:Thị giác bị sai lệch,đồ vật và ánh sáng chói có thể làm trẻ bối rối,hình ảnh hóa vỡ vụn như là hệ quả của quá nhiều nguồn,thích chú trọng đến chi tiết nhưng không biết chú trọng vào tổng thể.

D thích nhìn ngắm tia nắng chiếu qua ô cửa sổ. Mỗi lần đến lớp D lại tìm đến chỗ gần cửa sổ để nhìn ánh nắng. Khi đi thấy cái cây to em cũng thích nhìn lên cây và nhìn qua kẽ lá để cảm nhận ánh nắng chiếu qua đó.
Thính giác Khó khăn trong việc xử lý thông tin qua đường thính giác,ngay cả khi có đầu óc và khả năng nghe hoàn toàn bình thường Ít nhạy cảm: Âm thanh chỉ có thể nghe được một bên tai,tai kia hoặc không nhe được chút nào hoặc chỉ nghe được một phần,có thể không nghe ra một âm đặc biệt nào,thích nơi đông đảo ồn ào,nhà bếp,cửa sập và đồ vật phát ra tiếng.

 

Qúa nhạy cảm:âm lượng có khi khuếch đại,âm thanh xung quanh bị nhiễu và không rõ,không thể lọc ra những âm đặc biệt,khó chú tâm,có thể nghe được âm trầm,đặc biệt nhạy cảm với kích thích thính giác. Như nghe được cuộc trò chuyện ở xa. Thính giác rối loạn có thể ảnh hưởng đến sự thăng bằng.

H thường xuyên thích nghe những tiếng động lớn e thường mở tivi to hoặc ghé sát tai vào chỗ loa tivi. Em cũng thích làm rơi đồ vật để nghe tiếng động phát ra

N rất sợ nơi có nhiều âm thanh như trung tâm thương mại hay ngoài đường phố. Em thường tỏ ra căng thẳng khi đi vào những nơi có âm thanh hỗn độn. phản ứng của em là bịt trai lại và chạy ra khỏi nơi đó.

Khứu giác Có thể không nhận ra hoặc làm ngơ mùi mà người khác thấy khó chịu và có thể nhận ra đồ vật,người khác bằng cách ngửi Ít nhạy cảm:không có ý thức về khứu giác và không nhận biết được những mùi khó chịu,có tật hay ngửi liếm mọi vật.

Quá nhạy cảm:mùi có thể gây khó chịu đối với các em và làm các em dễ ngộp thở,có vấn đề với việc đi toilet,không thích ai đó có mùi đặc biệt nào đó hoặc một loại nước hoa có mùi rõ rệt,mùi như của chó mèo,mùi quá nồng của kem bôi sau khi cạo râu khiến trẻ không chịu được

T có tật hay ngửi. Khi cầm bất cứ vật gì em thường đưa lên mũi để ngửi. Trước khi ăn món nào em cũng đưa qua mũi để ngửi trước.
Vị giác Cảm nhận sai về vị của các loại đồ ăn dẫn đến khó khăn về ăn uống hoặc rối loạn ăn uống Ít nhạy cảm:thích thực phẩm có nhiều gia vị. Ăn bất cứ vật gì kể cả không phải đồ ăn

 

Quá nhạy cảm: vài mùi và thực phẩm có mùi quá mạnh làm các em dễ ngộp thở,vài tính chất của thức ăn gây khó chịu

QA thích liếm tường và ăn những vụn tường bị nứt nở

N thích ăn cay,càng cay càng tốt. em sẽ ăn cơm ngon hơn khi ăn với nước mắm ớt.

Rối loạn cảm giác không chỉ khiến trẻ em rối laojn phổ tự kỉ gặp khó khăn trong ‘’tiếp nhận kích thích mà hệ quả còn là các phản ứng ‘’tìm kiếm’’ với nhóm ít nhạy cảm hoặc ‘’né tránh’’ với nhóm quá nhạy cảm. Các hành vi tự kích thích,bùng nổ,tăng động..cũng có thể xuất hiện khi trẻ có những vấn đề cảm giác.

Các vấn đề về giác quan ở trẻ rối loạn phổ tự kỉ  thường được chú ý ở thời thơ ấu nhiều hơn là tuổi thiếu niên,một phần vì những  khó khăn về giác quan có thể giảm bớt khi một số trẻ lớn hoặc biến mất khi trẻ nhận được trị liệu phù hợp. Mặc dù vậy,những khó khăn về giác quan sẽ ảnh hưởng đến hành vi,khả năng học của thanh thiếu niên rối loạn phổ tự kỉ,vì đơn giản các em không tập trung tư tưởng vào việc học khi giác quan bị kích thích gây bực bội. Cha mẹ,giáo viên cần biết rõ ràng những khó khăn về cảm giác ảnh hưởng như thế nào đến khả năng học tập,sinh hoạt của các em.(Trích dẫn tài liệu‘‘Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em Tự kỷ tại Việt Nam’’)

MẦM NON CHUYÊN BIỆT BAN MAI

CS1: Số 200 đường Đinh Công Tráng – TDP Lê Lợi – P. Châu Sơn -TP. Phủ Lý – TỈnh Hà Nam (Cạnh chợ Do Nha và cổng KCN Châu Sơn)

CS2: Quốc Lộ 1A địa phận thôn Phúc Nhị -Xã Thanh Phong – huyện Thanh Liêm – Tỉnh Hà Nam (Đối dện đường vào trường cấp 2 Thanh Phong hoặc gara ô tô Hoàng Hiệp)

ĐT: 09716 726 188 – 0226 3510068                               Email: banmai.special@gmail.com

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin tức liên quan