CÁC KHIẾM KHUYẾT CỐT LÕI CỦA RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ
Với bản chất là sự rối loạn trong sự phát triển não bộ,mỗi trẻ rối loạn phổ tự kỉ có biểu hiện lâm sàng khác nhau,không có hai trẻ tự kỉ giống nhau. Tuy nhiên,những khiếm khuyết chung của trẻ rối loạn phổ tự kỉ thể hiện ở:Khiếm khuyết chất lượng quan hệ xã hội;các hành vi,sở thích bất thường,định hình lặp lại. Ngoài ra,các vấn đề rối loạn cảm giác cũng phổ biến ở đa số cá nhân rối loạn phổ tự kỉ cũng sẽ được trình bày trong phần này.
- Khiếm khuyết về giao tiếp xã hội
+ Khiếm khuyết trong hành vi giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng cho tương tác xã hội,từ mức độ nhẹ đến nặng.Trẻ biểu hiện từ bất thường trong tương tác mắt,ngôn ngữ cơ thể hoặc khó khăn trong việc hiểu và sử dụng các cử chỉ cho đến thiếu toàn bộ biểu hiện khuôn mặt qua giao tiếp phi ngôn ngữ.
Ví dụ:N đưa tay lên xin đồ nhưng không hề nhìn vào mắt.
Ví dụ:N nói ‘‘Hôm nay con đi học rất vui’’ nhưng với giọng điệu bình thường và không có bất kì biểu hiện thích thú trên khuôn mặt.
+ Khiếm khuyết trong việc bắt đầu,duy trì hội thoại;hiểu biết về các mối quan hệ; điều chỉnh hành vi cho phù hợp với các bối cảnh xã hội khác nhau;chơi tưởng tượng,kết bạn;thiếu quan tâm tới các bạn đồng lứa.
Ví dụ: Khi N muốn bạn chú ý và chơi cùng mình nhưng lại không biết cách thể hiện,N đành chạy lại va vào bạn để bạn chú ý mình.
Ví dụ : N không tham gia trò chơi đóng vai với các bạn được vì không biết tưởng tượng mình là nhân vật ông bố và không biết sử dụng các câu thoại cho phù hợp.
+ Trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường gặp một số bất thường về giọng nói. Hầu hết trẻ em rối loạn phổ tự kỉ có giọng nói khác thường,giọng đều đều giống hoặc không có ngữ điệu lên xuống. Một số trẻ em rối loạn phổ tự kỉ khác có giọng cao một cách bất thường(Ví dụ:Nhấn mạnh các âm cuối hoặc từ cuối của câu,..)Giọng điệu của trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường không có sự thay đổi trầm bổng,lên xuống phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. Nếu có sự thay đổi thì nó lại lên xuống như hát một cách nhịp nhàng chứ không nhấn mạnh vào chữ cần nhấn mạnh.
+ Một số trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường không nói nhưng trong một khoảng thời gian nào đó trẻ nói được vài từ rất chính xác,đúng ngữ cảnh. Mới nghe có vẻ lạ lùng,tuy nhiên,có một số trẻ không biết nói nhưng tự nhiên nói một hai câu rất lưu loát,đầy đủ rồi lại thôi. Theo một nghiên cứu ở Mỹ và cuộc thăm dò ở Úc,có 25-40% trẻ em rối loạn phổ tự kỉ không bao giờ nói. Những trẻ này cũng thường bị chậm phát triển ở mức trung bình hay nặng. Trong số này có trẻ hiểu được lời nói khá đầy đủ. Tuy nhiên,những trẻ kèm theo chậm phát triển trí tuệ nặng thì có thể không hiểu được lời nói.
Ví dụ: Giai đoạn 2-3 tuổi trẻ nói được một số từ đơn hay một số câu yêu cầu như ‘‘uống nước’’, ‘‘đi về’’,..Tuy nhiên sau đó trẻ mất ngôn ngữ và không nói lại nữa.
+ Trẻ rối loạn phổ tự kỉ dùng lời nói chủ yếu là để thể hiện nhu cầu của bản thân,được thỏa mãn hơn là có mục đích mang tính xã hội như nói để làm vui lòng người khác,..
Ví dụ: Trẻ nói ‘‘uống nước’’, ‘‘đi về’’. Trẻ nói những từ này mà không cần biết khung cảnh lúc đó có thích hợp hay không.
Dường như những câu chuyện tâm tình,những lời than vãn hay câu chuyện hài hước là những điều làm cho trẻ em và kể cả những lời lớn có rối loạn phổ tự kỉ khó xử nhất. Đối với người rối loạn phổ tự kỉ,họ chỉ giới hạn lời nói vào những việc đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu trực tiếp. Chúng ta thấy điểm khác biệt ở đây là họ không biết tiếp chuyện hay chờ đợi sự phản hồi. Gần như người rối loạn phổ tự kỉ không thể hiểu được người đối diện đã hiểu hay đã nghe đủ chưa và khi nào cần ngưng chủ đề đó lại và chuyển sang chủ đề khác.
Nhại lời là một trong những bất thường hay thấy nhất ở trẻ em rối loạn phổ tự kỉ. Khoảng 80% trẻ em rối loạn phổ tự kỉ nói được thường biểu lộ tật này. Trẻ nói được chừng nào càng giảm việc lặp lại câu nói. Cho đến nay,người ta vẫn chưa biết được tại sao rối loạn phổ tự kỉ lại sinh ra tật nhại lời. Có hai loại nhại lời cơ bản: nhại lời ngay lập tức và nhại lời trì hoãn. Việc xem xét những kiểu nhại lời này sẽ cho chúng ta biết trẻ em rối loạn phổ tự kỉ đang cố gắng xử lí ngôn ngữ như thế nào.
Nhại lời ngay lập tức là kiểu nhại lời đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ. Đôi lúc trẻ chỉ lặp lại một số lời nói vừa nghe được mà không có một lý do nào. Điều này cho thấy trẻ có khả năng nghe và giữ lời nói đó trong bộ nhớ ngắn hạn đủ lâu để có thể nhắc lại. Vì thế,điều này có nghĩa là ở trẻ có tồn tại hai trong các cơ chế cần thiết để sử dụng ngôn ngữ. Thế nhưng trẻ có hiểu không? Có thể không hoặc chỉ có một phần.
Bước tiếp theo trong quá trình xử lý tiếp nhận ngôn ngữ là hiểu. Nếu ngôn ngữ của trẻ bị khó khăn ở điểm này,có thể nói rằng,trẻ có ‘‘Rối loạn trung tâm xử lý thính giác’’(CAPD). Đây là thuật ngữ mà một số nhà nghiên cứu các tật về ngôn ngữ thường sử dụng. Ý kiến cho rằng, trẻ em rối loạn phổ tự kỉ bị nhại lời có rối loạn trung tâm xử lý thính giác là đúng. Tuy nhiên,điều đó không phải là tất cả bởi vì có những trẻ em ‘‘rối loạn cả ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt’’(một thuật ngữ y tế có nguồn gốc từ lĩnh vực tâm thần học)cũng có rối loạn trung tâm xử lý thính giác. Nói một cách chính xác,’‘rối loạn trung tâm xử lý thính giác’’ mô tả việc xử lý ngôn ngữ đầu tiên bị tắc ở khâu nào (có nghĩa là,tại điểm trẻ đang nỗ lực xây dựng ý). ‘‘Rối loạn trung tâm xử lý thính giác’’ ở một trẻ rối loạn phổ tự kỉ có nhạ lời cũng phổ biến giống như bệnh hắt hơi,xổ mũi ở người bị cảm.
Nhại lời trì hoãn là một loại khác xảy ra khi một trẻ có khó khăn trong việc rút ra ý nghĩa của lời nói(hoặc có thể mô tả như là một rối loạn trung tâm xử lý thính giác). Nhại lời trì hoãn xuất hiện khi trẻ lặp lại một số đoạn đối thoại đã nghe trong quá khứ. Đôi lúc, nhại lời trì hoãn hoạt động theo cách thay thế một từ/cụm từ/một đoạn bằng một từ/cụm từ/một đoạn đơn giản hơn. Thông thường,trong chứng nhại lời trì hoãn,trẻ thường nghe được phần đầu của hội thoại có một chút gắn với điều được nói. Trong một số tình huống,nhại lời trì hoãn khác biệt so với cái mà những trẻ em khác làm. Những trẻ em khác sử dụng từ với nghĩa quá rộng. Ví dụ,tất cả những con vật có bốn chân đều là ‘‘con chó’’. Khi vốn từ của trẻ tăng lên,chỉ có một số con vật có bốn chân được gọi là con chó,cuối cùng chỉ có con chó mới được gọi là ‘‘con chó’’. Sự phát triển này thường đến sau đối với trẻ em rối loạn phổ tự kỉ(vào khoảng 3-4 tuổi) trong khi nó có thể đến sớm hơn ở trẻ em khác(12-18 tháng). Khi trẻ em rối loạn phổ tự kỉ lớn hơn,có thể thêm sự trưởng thành về trí nhớ thính giác và khả năng đó tham gia vào việc bù trừ cho những khiếm khuyết về mặt nhận thức.
Những dấu hiệu qua lời kể của nhiều cha,mẹ
‘‘ Cháu không chú ý tới tôi nói chuyện hoặc dạy’’
‘‘ Khó để cháu chú ý đến mình ’’
‘‘ Cháu có vẻ luôn ở thế giới riêng ’’
‘‘ Cháu làm mọi thứ theo cách riêng ’’
‘‘ Cháu làm ngơ hoàn toàn với mọi người ’’
‘‘ Cháu nó tự đi lấy mọi thứ ’’
‘‘ Cháu không cho tôi biết cháu muốn gì ’’
‘‘ Cháu dùng tay của tôi và kéo đến thứ mà cháu muốn ’’
‘‘ Cháu có thể hát hoặc lặp lại đoạn quảng cáo nhưng không thể dùng từ để yêu cầu ’’
‘‘ Chúng tôi tưởng cháu bị điếc ’’
- Các hành vi sở thích định hình lặp lại
Trẻ em rối loạn phổ tự kỉ thường có các hoạt động,cách sử dụng đồ vật hoặc lời nói rập khuôn,lặp lại ví dụ,xếp đồ thành hàng dài hoặc theo trật tự nhất định,lặp đi lặp lại một số từ ngữ âm thanh nhất định hay trẻ có thể nhấn mạnh sự giống nhau,tuân thủ cứng nhắc lịch trình hoạt động hoặc các mẫu nghi thức hành vi bằng lời hoặc không lời. Ví dụ,trẻ rất khó chịu với các thay đổi nhỏ,khó khăn với những sự chuyển tiếp,các mẫu suy nghĩ cứng nhắc,nghi thức chào hỏi,cần phải cùng một lịch trình hoặc ăn cùng thức ăn hàng ngày.
Những sở thích bị giới hạn và có tính chất bất thường về cường độ hoặc mức tập trung,sự gắn bó mạnh mẽ oặc bận tâm với các đồ vật một cách không bình thường,sự thích thú bị giới hạn quá mức hoặc quá dai dẳng.
Ví dụ: M có mối bận tâm đặc biệt với các con số,chữ cái và thường chỉ chơi các đồ chơi liên quan đến con số,chữ cái. M có thể chưa biết đọc chữ nhưng có thể nhìn một chữ bất kỳ ngoài đường và về tự viết lại.
Ví dụ: L rất thích màu xanh da trời và bị cuốn hút bởi tất cả các đồ chơi liên quan đến màu xanh da trời.
(Trích dẫn tài liệu‘‘Hỗ trợ phục hồi chức năng cho trẻ em Tự kỷ tại Việt Nam’’)