02.08.2020

Đăng ký khóa học ngay đề nhận những ưu đãi

Miễn phí

Đăng ký ngay

Thông tin khóa học

  • Cấp độ:
  • Bắt đầu:
  • Thời gian diễn ra buổi học:
  • Số lượng người:
  • Số tiết:
  • Thời gian học:
  • Phòng học:

Giảng viên

Kỹ năng tiền học đường rất quan trọng với trẻ mầm non, giúp các em có nền tảng tốt hơn để đạt được các kỹ năng học đường và tham gia hòa đồng trong các hoạt động tập thể ở trường tiểu học.

  • Kỹ năng đọc

– Nhìn vào sách và tranh, dõi mắt theo hướng chỉ tay.
– Cầm sách đúng chiều và lật giở sách theo chiều từ phải sang trái.
– Quan tâm, hứng thú với việc đọc ( ví dụ: tỏ ra thích nhìn vào hoặc chỉ vào hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu trong sách, báo, tạp chí, tờ rơi, áp phích… ở môi trường xung quanh).
– Đọc bằng cách gọi tên hoặc mô tả các dạng biểu tượng khác nhau: đồ vật, mô hình, tranh ảnh, nhãn hiệu, kí hiệu/ biểu tượng, tự hoàn chỉnh.
– Giả vờ đọc sách bằng cách đọc hiểu các bức tranh ( ví dụ: nhìn tranh và mô tả).
– Biết tên một vài chữ cái
– Nhận ra âm của chữ cái qua âm của chữ cái ( ví dụ: chỉ vào chữ cái “ b” trong các thẻ từ và phát âm là “ bờ”).
– Nhận ra âm của chữ cái qua âm của từ ( ví dụ: vừa chỉ vào thẻ từ “ bò”vừa phát âm kéo dài “ bờ-ò o”, chỉ vào từng chữ cái riêng lẻ và làm hình miệng để gợi nhắc trẻ đọc thành âm”.

– Nhận ra tên của mình và các từ quan trọng, quen thuộc.
– Biết một số chi tiết chính của câu chuyện ( tên nhân vật, hành động, cảm xúc…)
– Có thói quen đọc trong cuộc sống hàng ngày ( đọc các lô gô nhãn hiệu sản phẩm, bảng/ biển báo, các biểu tượng xung quanh như đồ vật, tranh ảnh, các từ hoàn chỉnh…)
– Kể chuyện qua tranh ( ví dụ: sau khi nghe kể chuyện trong một bức tranh, trẻ có thể kể được một số chi tiết trong truyện)
– Trả lời câu hỏi và liên hệ câu chuyện với bản thân.
– Sắp xếp các sự kiện trong câu chuyện theo trật tự ( ví dụ: sau khi nghe kể chuyện, trẻ xem từng bức tranh về sự kiện, mô tả tranh và xếp đặt các bức tranh theo chuỗi trình tự xảy ra)

  • Kỹ năng tính toán

– Nhận biết được một số hình dạng cơ bản( vuông, tròn, tam giác,…)
– Nhận biết một và nhiều, ít và nhiều.
– Hiểu khái niệm “đầy” và “không có”
– Nhận ra các số 1-10
– Hiểu và ghép nối số lượng và con số
– Đếm vẹt các số
– Đếm tương ứng trên đồ vật
– Biết rằng số cuối cùng được đếm là tổng các đồ vật
– Đếm và khái quát số lượng.
– Sử dụng từ chỉ kích cỡ: nhiều, ít, không có
– Phân biệt số lượng, lượng ( qua đồ vật, chữ số)
– Sử dụng các từ so sánh: bằng nhau, lớn hơn, nhỏ hơn, nhiều hơn, ít hơn, nhiều nhất, ít nhất
– Sử dụng và tạo chuỗi quy luật, dãy số thứ tự.
– Hiểu khái niệm thêm bớt.
– Sắp xếp đồ vật theo thứ tự ( nhỏ đến lớn, lớn đến nhỏ )
– Phân loại theo nhóm( nhóm màu sắc, kích cỡ…)
– Hiểu thứ tự các ngày trong tuần, bắt đầu sử dụng các từ chỉ thời gian như: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối…)
– Khám phá và hiểu khái niệm về không gian: trái- phải, trước- sau, trên –dưới

  • Kỹ năng viết

– Sử dụng các ngón tay một cách linh hoạt, độc lập ( ví dụ: chạm ngón tay cái vào các ngón còn lại, chụm và xòe các ngón tay, cầm nắm và nhặt bằng đầu ngón tay).
– Kiểm soát trương lực cơ và đặt vị trí của cánh tay và lưng đầu cổ để ngồi và viết.
– Cầm bút đúng cách bằng 3 ngón tay ( ban đầu, tập cho trẻ cầm bút đúng cách bằng các dụng cụ đình hình ngón tay).
-Tô vẽ bằng các công cụ viết khác nhau ( cọ màu, bút sáp, bút màu, bút chì,…)
-Tô vẽ có hứng thú và ý nghĩa ( ban đầu, trẻ chỉ cần nguệch ngoạc, tạo ra dấu vết, chấm nét và tạo ra các đường nét khác nhau ( theo mẫu, tự viết) trên các chất liệu khác nhau như cát, hạt,…
– Sao chép lại các hình dạng, đường nét, thẻ con sô, chữ cái, từ,…
– Viết tên của mình.
– Tưởng tượng về điều gì đó, tạo hình và vẽ hình sẽ giúp con viết có định hướng.

 

 

 

Điền thông tin vào form

Mua 1 khóa học tặng 1 khóa học Hãy đăng ký ngay !